Chia cắt Triều Tiên Lịch_sử_Bắc_Triều_Tiên

Tại Hội nghị Tehran vào tháng 11 năm 1943 và tại Hội nghị Yalta vào tháng 2 năm 1945, the Liên Xô hứa sẽ cùng với các đồng minh tham gia vào Chiến tranh Thái Bình Dương sau 3 tháng khi giành chiến thắng ở châu Âu. Ngày 8 tháng 8 năm 1945, sau ba tháng như đã hẹn, Liên Xô tuyên chiến với Nhật.[8] Quân đội Liên Xô tiến nhanh, và chính phủ Mỹ lo lắng rằng họ sẽ chiếm toàn bộ Triều Tiên. Vào ngày 10 tháng 8, chính phủ Mỹ đã quyết định đề nghị vĩ tuyến 38 làm ranh giới giữa khu vực chiếm đóng của Liên Xô ở phía bắc và khu vực chiếm đóng của Mỹ ở phía nam. Vĩ tuyến này đã được chọn vì nó sẽ đặt thủ đô Seoul dưới quyền điều khiển của Mỹ.[9] Ranh giới này đã đặt mười sáu triệu người Triều Tiên vào khu vực Mỹ chiếm đóng và chín triệu người vào khu vực của Liên Xô.[10] Trước sự ngạc nhiên của người Mỹ, Liên Xô ngay lập tức chấp nhận sự phân chia này. Thỏa thuận này được đưa vào Lệnh chung số 1 (đã được phê duyệt vào ngày 17 tháng 8 năm 1945) với sự đầu hàng của Nhật Bản.[11]

Lực lượng Liên Xô bắt đầu đổ bộ vào Triều Tiên ngày 14 tháng 8 và nhanh chóng chiếm phía đông bắc của đất nước này, và vào ngày 16 tháng 8 họ đã hạ cánh xuống Wonsan.[12] Vào ngày 24 tháng 8, Hồng quân đã tiến tới Bình Nhưỡng.[13] Về phía quân đội Mỹ đến 8 tháng 9 họ mới đưa quân tới miền Nam.[10]

Trong tháng Tám, các Ủy ban nhân dân mọc lên trên khắp Triều Tiên, liên kết với Uỷ ban Chuẩn bị Triều Tiên Độc lập. Trong tháng 9 họ đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên. Khi quân đội Liên Xô vào Bình Nhưỡng, họ tìm thấy một Ủy ban nhân dân được thành lập ở đó, đứng đầu là người theo chủ nghĩa dân tộc Kitô giáo kỳ cựu Cho Man-sik.[14] Không giống như quân đội Mỹ, chính quyền Xô viết công nhận và làm việc với các Ủy ban nhân dân này.[15][16] Theo một số nguồn tin, Cho Man-sik là sự lựa chọn đầu tiên của chính phủ Liên Xô để dẫn dắt Bắc Triều Tiên.[17][18]

Ngày 19 tháng 9, Kim Nhật Thành và 36 sĩ quan Hồng quân khác của Triều Tiên về đến Wonsan. Họ đã chiến đấu với Nhật Bản ở vùng Mãn Châu trong những năm 1930 nhưng đã sống ở Liên Xô và được đào tạo trong Hồng quân kể từ năm 1941.[19] Ngày 14 tháng 10, chính quyền Xô Viết giới thiệu Kim đến với công chúng Triều Tiên như một anh hùng du kích.[19]

Trong tháng 12 năm 1945, tại Hội nghị Moscow, Liên Xô đã thoả thuận một đề xuất của Mỹ cho một lãnh thổ ủy thác tại Triều Tiên trong vòng 5 năm trong giai đoạn chờ độc lập. Hầu hết người Triều Tiên yêu cầu độc lập ngay lập tức, nhưng Kim và những người cộng sản khác đã hỗ trợ thỏa thuận này do chịu áp lực từ chính phủ Liên Xô. Cho Man-sik phản đối đề xuất này tại một cuộc họp công cộng vào ngày 4 tháng 1 năm 1946, và bị bắt giữ tại nhà riêng.[20][21] Vào ngày 8 tháng 2 năm 1946, Uỷ ban nhân dân đã được tổ chức lại thành Ủy ban nhân dân lâm thời với sự thống trị của những người theo Cộng sản.[22] Chế độ mới đưa ra chính sách được lòng công chúng như phân phối lại đất đai, quốc hữu hóa ngành công nghiệp, cải cách luật lao động và bình đẳng cho phụ nữ.[23]

Trong khi đó, các nhóm cộng sản hiện có đã được tập hợp lại thành một đảng dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành. Ngày 18 tháng 12 năm 1945, các cấp ủy Đảng Cộng sản địa phương được kết hợp thành Đảng Cộng sản Triều Tiên.[19] Vào tháng 8 năm 1946, đảng này sáp nhập với đảng Nhân Dân Mới để hình thành Đảng Lao động Triều Tiên. Trong tháng 12, một mặt trận do Đảng Công nhân lãnh đạo đã thống trị các cuộc bầu cử ở miền Bắc.[22] Năm 1949, Đảng Lao động của phía bắc Triều Tiên sáp nhập với Đảng Lao động phía nam để trở thành Đảng Lao động Triều Tiên với Kim là Chủ tịch Đảng.[24]

Kim xây dựng Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) định hướng theo mô hình Cộng sản, hình thành từ các cán bộ quân du kích và các cựu chiến binh, vốn đã có kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh chống lại quân Nhật Bản và sau đó là Quốc dân Đảng Trung Quốc. Từ hàng ngũ những người này, với việc sử dụng các cố vấn và các thiết bị của Liên Xô, Kim đã xây dựng một đội quân lớn chuyên môn sử dụng chiến thuật xâm nhập và chiến tranh du kích. Trước sự bùng nổ của chiến tranh Triều Tiên, Joseph Stalin trang bị cho quân Triều Tiên với xe tăng hiện đại trung bình, xe tải, pháo binh, và vũ khí cỡ nhỏ. Kim cũng đã thành lập lực lượng không quân, trang bị lúc đầu với máy bay chiến đấu và máy bay cánh quạt tấn công của Liên Xô cũ. Sau đó, các ứng viên phi công CHDCND Triều Tiên đã được gửi đến Liên Xô và Trung Quốc để đào tạo lái các máy bay MiG-15 tại các căn cứ bí mật.[25]

Năm 1946, một loạt các dự luật đã chuyển CHDCND Triều Tiên theo con đường của chủ nghĩa Stalin. Phong trào "cải cách ruộng đất" đã phân phối lại phần lớn đất nông nghiệp cho người dân nông dân nghèo và không có đất, và phá vỡ sức mạnh của tầng lớp địa chủ.[26] Sau đó là "Luật Lao động", "Luật Bình đẳng giới", và luật "Quốc hữu hóa Công nghiệp, Giao thông vận tải, Luật Giao thông và ngân hàng" cũng đã được ban hành.[27]

Kim Nhật Thành với Kim Koo năm 1948